Sự khác biệt giữa hiệu đính và đọc soát bản dịch

Khách hàng thậm chí nhiều công ty dịch thuật thường hay lẫn lộn hoặc đánh đồng hai khái niệm Hiệu đính và Đọc soát. Tuy nhiên, hai khái niệm này có bản chất và nội hàm hoàn toàn khác nhau.
Sự khác biệt giữa hiệu đính và đọc soát bản dịch

Hiệu đính và đọc soát bản dịch giống và khác nhau như thế nào?

Hiệu đính và đọc soát là 2 giai đoạn quan trọng trong công tác dịch thuật ST&T thực hiện.  Phần trình bày sau đây làm rõ sự khác biệt giữa hai công đoạn.


Chủ thể thực hiện

Hiệu đính viên: Thông thạo cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích có những phẩm chất đặc thù như cẩn thận, tỉ mỉ, nhẫn nại và cầu toàn; thường là nhân viên công ty dịch thuật.
Người đọc soát: Thông thạo ngôn ngữ đích, có chuyên môn trong lĩnh vực liên quan, không nhất thiết biết ngôn ngữ nguồn, phẩm chất quan trọng nhất là cầu toàn; thường thuê ngoài.

Trọng tâm công việc

Hiệu đính: Tính chính xác và đầy đủ về mặt nội dung và thông tin.
Đọc soát: Tính tự nhiên về mặt văn phong; sự mạch lạc trong diễn đạt; nhất quán trong dùng từ và thẩm mỹ trong trình bày.

Phạm vi làm việc

Hiệu đính: Tiếp cận văn bản trên cấp độ từ, câu và đoạn
Đọc soát: Tiếp cận văn bản dịch trên cấp độ văn bản

Mức độ tiếp cận văn bản gốc

Hiệu đính: thường xuyên và liên tục rà soát từng từ, từng câu.
Đọc soát: Chỉ cần tiếp cận văn bản gốc khi gặp vấn đề về ngữ nghĩa; hoặc không cần tiếp cận văn bản gốc mà chỉ đánh dấu và chuyển lại cho bộ phận biên dịch và hiệu đính làm rõ.

Thời gian thực hiện so với biên dịch

Hiệu đính: Có thể thực hiện đồng thời với biên dịch trên cùng văn bản, hiệu đính các đoạn biên dịch viên đã dịch mà không cần chờ biên dịch viên dịch xong toàn bộ văn bản. Nếu sử dụng phần mềm hỗ trợ dịch thuật và cơ sở dữ liệu thì biên dịch viên có thể thấy và học hỏi ngay những nội dung mà hiệu đính viên đã chỉnh sửa.
Đọc soát: Chỉ thực hiện sau khi văn bản đã được biên dịch hoặc hiệu đính hoàn chỉnh.

Thời gian thực hiện

Hiệu đính: Chiếm từ 40-60% thời gian biên dịch.
Đọc soát: Chiếm từ 10-20% thời gian biên dịch.

Chi phí thực hiện:

Hiệu đính: Chiếm từ 40-60% chi phí biên dịch.
Đọc soát: Chiếm từ 15-25% chi phí biên dịch.

Tầm quan trọng

Hiệu đính: Không thể thiếu trong quy trình dịch thuật
Có ai đó có thể hỏi: Liệu có cần hiệu đính một bản dịch khi văn bản đó được dịch từ chính một hiệu đính viên có năng lực. Câu trả lời là Có. Mỗi con người đều có thể mắc sai sót trong quá trình dịch vì lý do này hay lý do khác. Do đó, có thêm một con mắt giúp rà soát lại văn bản luôn có thể làm văn bản đó có chất lượng hơn.  Lẽ tất nhiên, khi một văn bản đã được một “cao thủ” thực hiện thì công tác hiệu đính sẽ nhẹ nhàng và tốn ít thời gian hơn nhiều.
Đọc soát: Có thể bỏ qua nếu khách hàng chỉ cần sử dụng tài liệu dịch như tài liệu nội bộ; không thể thiếu trong in ấn và xuất bản.
Như vậy, hiệu đính và đọc soát có sự khác biệt rất lớn. Hiểu biết được sự khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp dịch thuật xây dựng được quy trình tốt hơn, đồng thời khách hàng cũng đưa ra lựa chọn chính xác đối với dịch vụ mình cần.